Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến tính đón rắn của UV:
1/ Cường độ chiếu xạ của tia UV.
Cơ chế đóng rắn của UV khác phương thức đóng rắn của các loại keo gia nhiệt truyền thống. Những điểm nhận được tia xạ UV mới xảy ra phản ứng. Do đó độ chiếu xạ UV càng nhiều thì phản ứng càng nhanh, hiệu quả càng tốt. Vì vậy kính hội tụ của đèn phải đảm bảo hội tụ toàn bộ tia UV phát ra để tới bề mặt lớp màng cần đóng rắn. Cường độ đèn đảm bảo ở cường độ tối thiểu 80W/cm.
2/Tia chiếu xạ hồng ngoại.
Khi mở đèn UV, ngoài tia UV còn có các tia hồng ngoại nhìn thấy. Thông thường, đèn UV phát ra:
- Tia UV: 30 ~ 35%
- Ánh sáng thấy được: 25%
- Tia hồng ngoại: 15 ~ 30%
Khi nhắc đến tia hồng ngoại chúng ta thương nghĩ đến nhiệt. Trong cơ chế đóng rắn của UV, nhiệt độ có ảnh hưởng tốt đến việc làm phẳng bề mặt và tốc độ phản ứng. Tuy nhiên, với những vật liệu có tính mẫn cảm nhiệt, tia hồng ngoại là một nhân tố bất lợi. Do vậy trong thiết kế cần giảm đến tối đa tia hồng ngoại chiếu lên bề mặt vật liệu cần đóng rắn.
3/Độ dày của lớp phủ.
Trong màng phủ, chất cảm quang phân bố đều, nhưng nếu tia UV không chiếu được tới thì resin ở bên dưới không được phản ứng hoàn toàn làm cho độ bám dính giảm. Lớp phủ càng dày đòi hỏi cường độ chiếu sáng càng mạnh, lượng chiếu sáng cũng phải càng cao.
Để đảm bảo cho quy trình sản của mình không bị gián đoạn, TTK đã liệt kê một số các yếu tốt ảnh hưởng đến tính đóng rắn của UV nhằm chia sẽ kiến thức cá nhân đến với quý đồng nghiệp cùng lĩnh vực. Hi vọng rằng bài viết hữu ích đối với bạn, chúc các bạn thành công!
Bài viết dựa trên kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cá nhân, mọi người tham khảo và cùng đóng góp ý kiến về các hướng xử lý hiệu quả nhé!
T.T.K Chemical Corp