Các thử nghiệm thực tế đối với một loại dung môi mới có nguồn gốc sinh học, đó là các mono- và di-alkyl mạch ngắn của Ether isosorbide đã được đánh giá và so sánh với các chất trợ tạo màng được sử dụng phổ biến, cụ thể là Texanol và DBE-IB.
Thử nghiệm thứ nhất, đã xác định được ảnh hưởng của các trợ chất tạo màng và dung môi là khác nhau đối với nhiệt độ chuyển pha lê (Tg) và độ nhớt của nhũ tương Styrene acrylic.
Trong lần thứ hai, các thử nghiệm về ứng dụng và MS-DWS (tán xạ ánh sáng để kiểm tra độ bóng và độ phẳng) đã được thực hiện với một công thức sơn trang trí để xác định sự hình thành màng phim và chất lượng của lớp phủ. Hơn nữa, kỹ thuật thử nghiệm này cho phép xác định các ảnh hưởng đặc trưng về động lực học của chất trợ tạo màng đối với quá trình khô của sơn nước. Ngoài ra sự ảnh hưởng của các trợ chất tạo màng đối với "open time" của sơn nước được đặc biệt chú ý. Đồng thời, chất lượng của màng phim được sử dụng các chất trợ tạo màng nói trên đã được định lượng bằng cách phân tích hình ảnh của màng phim để xác định tỷ lệ màng phim bị rạn nứt.
Dialkyl ether isosorbide, cũng giống như DMI và DEI, cho thấy khả năng trợ tạo màng rất tốt ở nhiệt độ phòng, trong khi monomethyl isosorbide (MMI) có tác dụng chỉ như một dung môi chậm bay hơi thông thường. DMI cho thấy một sự cân bằng độc đáo cho giai đoạn phân tán (millbase) và các phân tử nhựa nhũ tương. Nó hoạt động như một dung môi chậm bay hơi trong giai đoạn bay hơi nước và như một tác nhân trợ tạo màng hoàn hảo trong việc hình thành màng phim.