Như các bạn đã biết, sở dĩ công nghệ cán màng ngày càng được ưa chuộng là chính những hiệu quả mà nó mang lại cho các sản phẩm thuộc lĩnh vực in ấn, về cơ bản nó giúp các đơn vị in ấn tiết kiệm được thời gian, chi phí và giá thành đồng thời sản phẩm của bạn sẽ bóng, đẹp và bền hơn...
Hiện tại trên thị trường cán màng được chia làm 2 loại: Cán màng nước và cán màng nhiệt. Đối với mỗi loại sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Nhưng một trong những nhược điểm thường gặp đến từ cả 2 loại cán màng mà mình muốn nhắc đến trong bài viết này là vấn đề màng cán bị điểm tuyết.
Những nguyên nhân gây ra các điểm tuyết nhỏ li ti trên sản phẩm sau cán màng là:
1.Bột trên sản phẩm in quá nhiều: Nếu bột trên sản phẩm in là quá nhiều và có thể không được hòa tan hoàn toàn bởi chất kết dính, nó sẽ gây ra nhiều khu vực có các điểm tuyết trên sản phẩm. Cách khắc phục là tăng số lượng keo cán hoặc quét bột trên sản phẩm in trước khi cán.
2.Keo quá ít: Nếu keo quá ít hoặc quá mỏng, nó sẽ xuất hiện tuyết trên toàn bộ bề mặt của sản phẩm in. Giải pháp là điều chỉnh lượng keo lên màng phù hợp .
3. Áp suất lô cán áp lực chưa đúng: Nếu áp lực của con lăn áp lực quá mạnh làm cho keo tràn mép sẽ dẫn đến điểm tuyết trên các cạnh của sản phẩm hoặc không đủ lực sẽ làm xuất hiện những điểm tuyết trên sản phẩm. Giải pháp là điều chỉnh lực ép của con lăn áp lực phù hợp.
4.Các lô lăn keo không sạch: Nếu có keo khô dính trên các con lăn keo, ở những chỗ này keo sẽ ít hơn, nơi sẽ xuất hiện các điểm tuyết. Giải pháp là làm sạch các con lăn keo.
5. Nếu có quá nhiều bụi trong môi trường xung quanh hoặc keo bị khô thì cũng sẽ xuất hiện các điểm tuyết khi cán xong. Nên chú ý đến vệ sinh môi trường và khi không còn sử dụng nữa nên đổ keo trở lại thùng, bịt kín và lọc qua lưới lọc trước khi sử dụng trở lại.
Bài viết dựa trên kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cá nhân, mọi người tham khảo và cùng đóng góp ý kiến về các hướng xử lý hiệu quả nhé!
T.T.K Chemical Corp