Khả năng chịu nước chịu nước của sơn phủ là một trong những chỉ tiêu đánh giá quan trọng về chất lượng sơn. Việc đánh giá này được thực hiện bằng theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN8652-2:2012 như sau:
1. Lấy 4 tấm chuẩn, gia công màng sơn cả hai mặt, sau khi màng sơn khô hoàn toàn, đem phủ kín bốn mặt viền xung quanh của ba tấm mẫu bằng parafin nóng chảy, tấm mẫu còn lại để làm mẫu đối chứng. Đem ba tấm mẫu trên ngâm ngập trong nước cất ở nhiệt độ (27 ± 2) oC theo chiều thẳng đứng, mặt nước luôn luôn cách tấm mẫu ít nhất là 3 cm, với thời gian ngâm được quy định như sau:
- Sơn tường trong, không nhỏ hơn 240h
- Sơn tường ngoài, không nhỏ hơn 480h
2. Khi ngâm đủ thời gian quy định trên, vớt ba tấm mẫu ra khỏi nước và dùng khăn lau mềm thấm khô các bề mặt tấm mẫu
3. Quan sát bằng mắt thường các bề mặt tấm mẫu ngay sau khi chúng được thấm khô. Nếu trong ba tấm mẫu mà có hai tấm mẫu không có sự bong tróc, phồng rộp, rạn nứt chân chim và nếu cả ba tấm mẫu này sau khi để lưu trong 2h ở nhiệt độ phòng, có mức thay đổi không đáng kể về màu sắc và độ bóng so với mẫu đối chứng thì kết luận là màng sơn đạt yêu cầu.
Ngoài ra để có thể so sánh khả năng chịu nước của các loại sơn khác nhau một các nhanh chóng, ta có thể thực hiện theo cách sau:
- Dùng thước kéo các loại sơn lên tấm kính rồi để khô tự nhiên 24h -48h, trong cùng điều kiện. Sau đó, lấy băng keo trong dán các mép sơn trên tấm kính rồi nhúng 2/3 phần đã sơn vào nước
- Ngâm khoảng 30 phút, lấy tấm kiếng ra khỏi nước, dùng khăn lau thấm nước, quan sát xem bề mặt sơn nào bị phồng rộp, nếu chưa xuất hiện, ta tiếp tục ngâm thêm 30 phút và quan sát, đánh giá
Bề mặt nào xuất hiện phồng rộp trước tức khả năng chịu nước kém
Bài viết trên nhằm cung cấp kiến thức cho quý độc giả các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực sơn nước nói riêng đồng thời kiến thức dựa trên kinh nghiệm cá nhân, quý độc giả tham khảo nhé!
Khả năng chịu nước chịu nước của sơn phủ là một trong những chỉ tiêu đánh giá quan trọng về chất lượng sơn. Việc đánh giá này được thực hiện bằng theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN8652-2:2012 như sau:
1. Lấy 4 tấm chuẩn, gia công màng sơn cả hai mặt, sau khi màng sơn khô hoàn toàn, đem phủ kín bốn mặt viền xung quanh của ba tấm mẫu bằng parafin nóng chảy, tấm mẫu còn lại để làm mẫu đối chứng. Đem ba tấm mẫu trên ngâm ngập trong nước cất ở nhiệt độ (27 ± 2) oC theo chiều thẳng đứng, mặt nước luôn luôn cách tấm mẫu ít nhất là 3 cm, với thời gian ngâm được quy định như sau:
- Sơn tường trong, không nhỏ hơn 240h
- Sơn tường ngoài, không nhỏ hơn 480h
2. Khi ngâm đủ thời gian quy định trên, vớt ba tấm mẫu ra khỏi nước và dùng khăn lau mềm thấm khô các bề mặt tấm mẫu
3. Quan sát bằng mắt thường các bề mặt tấm mẫu ngay sau khi chúng được thấm khô. Nếu trong ba tấm mẫu mà có hai tấm mẫu không có sự bong tróc, phồng rộp, rạn nứt chân chim và nếu cả ba tấm mẫu này sau khi để lưu trong 2h ở nhiệt độ phòng, có mức thay đổi không đáng kể về màu sắc và độ bóng so với mẫu đối chứng thì kết luận là màng sơn đạt yêu cầu.
Ngoài ra để có thể so sánh khả năng chịu nước của các loại sơn khác nhau một các nhanh chóng, ta có thể thực hiện theo cách sau:
- Dùng thước kéo các loại sơn lên tấm kính rồi để khô tự nhiên 24h -48h, trong cùng điều kiện. Sau đó, lấy băng keo trong dán các mép sơn trên tấm kính rồi nhúng 2/3 phần đã sơn vào nước
- Ngâm khoảng 30 phút, lấy tấm kiếng ra khỏi nước, dùng khăn lau thấm nước, quan sát xem bề mặt sơn nào bị phồng rộp, nếu chưa xuất hiện, ta tiếp tục ngâm thêm 30 phút và quan sát, đánh giá
Bề mặt nào xuất hiện phồng rộp trước tức khả năng chịu nước kém
Bài viết trên nhằm cung cấp kiến thức cho quý độc giả các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực sơn nước nói riêng đồng thời kiến thức dựa trên kinh nghiệm cá nhân, quý độc giả tham khảo nhé!
T.T.K Chemical Corp