Nhiều năm qua chúng ta đã quen với việc sử dụng phủ bóng gốc nước, phủ bóng gốc dầu và những năm gần đây trên thị trường xuất hiện loại phủ bóng UV và đang chiếm thiện cảm của người tiêu dùng trong các lĩnh vực bao bì, name card, tờ rơi quảng cáo, catalogue,…
Với các đặc tính nổi trội như :
Cung cấp cho hình ảnh sắc nét, in chất lượng tốt, bền màu sắc.
Có thể sử dụng được trên nhiều loại vật liệu in.
Quá trình đóng rắn phát ít thải chất hữu cơ bay hơi (VOC), thân thiện môi trường
Màng mực có khả năng kháng hóa chất và cơ học rất tốt.
Cho phép máy in thay đổi công việc nhanh chóng và có nhiều hiệu quả hơn cho công việc ngắn.
Lớp mực khô hoàn toàn và sẵn sàng để gia công tờ in ngay lập tức.
Tốc độ sản xuất nhanh hơn và năng suất cao hơn và giảm phế liệu.
Bên cạnh những ưu điểm trên thì chi phí cho mực in UV khá cao nên một số doanh nghiệp thường pha dung môi nhằm tối ưu chi phí nhưng điều này không nên vì có thể xảy ra các vấn đề sau
Giảm tuổi thọ của trục: dung môi ăn mòn lô, trục.
Giảm tuổi thọ đèn UV và làm mờ gương phản xạ: dung môi bay hơi lên bám vào đèn và gương làm giảm cường độ đèn và độ phản chiếu của gương gây ra chậm khô cho sản phẩm.
Ảnh hưởng đến chất lượng lớp phủ: bị tróc, giảm độ bóng, gây mùi, biến vàng, giảm độ láng mượt .
Nếu thực sự cần thiết pha để điều chỉnh độ nhớt, khuyến nghị các bạn không pha quá 20%.
Hy vọng với những chia sẻ trên giúp ích cho bạn trong quá trình sản xuất.
Bài viết dựa trên kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cá nhân, mọi người tham khảo và cùng đóng góp ý kiến về các hướng xử lý hiệu quả nhé!
T.T.K Chemical Corp