1. Lớp phủ UV bị tróc hoặc không bóng:
- Tốc độ máy : Tốc độ máy quá nhanh khiến UV không kịp đóng rắn.
- Tuổi thọ của đèn: Đèn quá tuổi thọ hiệu quả làm giảm cường độ chiếu xạ UV.
- Gương phản xạ của đèn: Gương phản xạ bị dơ làm tia UV không phản xạ được đủ.
- Độ tụ của đèn: Tia UV không tập trung được trên bề mặt băng chuyền.
- Độ nhớt của UV: Độ nhớt không phù hợp với giấy có thể khiến UV bị thấm quá nhiều hoặc chỉ ở trên bề mặt giấy.
2. Lớp phủ UV bị nứt, giảm bóng:
- Chất lượng giấy trước phủ: Chất lượng giấy không láng mịn có thể làm lớp phủ bị nứt hoặc giảm bóng.
- Tốc độ xử lý: Tốc độ máy quá chậm gây vàng, giòn, nứt bề mặt UV.
3. Lớp phủ UV không láng mượt:
- Chất lượng giấy trước phủ: Giấy sau in thông thường được xử lý bột hoặc sáp để chống dính, cần làm sạch giấy trước khi phủ.
- Kiểm tra tính trượt của giấy thành phẩm: Kết quả kiểm tra chỉ chính xác sau khi phủ khoảng 30 phút.
4. Lớp phủ UV không đạt được độ bám dính Tape Test:
- Phân loại UV: Đa phần các loại UV gốc Epoxy Acrylate không đạt được độ bám dính Tape Test.
- Giải pháp áp dụng: Sử dụng UV đạt độ bám dính Tape Test, compound của Epoxy và Soyabean OilAcrylate. Phủ lót bằng lớp phủ gốc nước trước khi Topcoat bằng lớp phủ UV.
Bài viết dựa trên kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cá nhân, mọi người tham khảo và cùng đóng góp ý kiến về các hướng xử lý hiệu quả nhé!
T.T.K Chemical Corp